5 cách mà virus Corona có thể giúp loài người vực dậy từ khủng hoảng sinh thái

Đại dịch này như là một tiếng chuông thức tỉnh về những thay đổi lớn cần diễn ra và cả những biện pháp khẩn cấp để cứu giúp hành tinh mà chúng ta đang sống.

Bi kịch của loài người đối với virus corona là không kể xiết. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 4000 người chết và hơn 100.000 người mắc bệnh trên toàn cầu (số liệu tính tới 8/3/2020), kèm theo đó là hàng triệu người bị ảnh hưởng. Mặc dù bệnh truyền nhiễm vẫn luôn là một phần của cuộc sống loài người, sự mở rộng của nền văn minh công nghiệp đã khuếch đại một cách tàn nhẫn mức độ rủi ro của những căn bệnh mới.

Sự mở rộng công nghiệp hóa một cách mất kiểm soát cũng làm nóng hành tinh này một cách đáng sợ và đẩy hệ sinh thái toàn cầu tới nguy cơ sụp đổ. Những chuyên gia như Giáo sư Jem Bendell hay triết gia Rupert Read cho rằng sự sụp đổ mang tính xã hội gần như là tất yếu sẽ xảy ra với thương vong có thể tính tới 6 tỷ người. Tiến sĩ Nafeez Ahmed cho rằng sự sụp đổ của nền văn minh này có thể mới chỉ bắt đầu. Việc nền văn minh của loài người hiện tại đang bị đe dọa là một thực tế của thời đại đang được dần chấp nhận. Có hơn 11.000 nhà khoa học đến từ 153 quốc gia đã đưa ra tuyên bố cảnh báo về một tình trạng khẩn cấp về khí hậu – “những chuỗi phản ứng có thể gây ra sự phá vỡ đáng kể đối với hệ sinh thái, xã hội và nền kinh tế, tiềm năng khiến nhiều khu vực rộng lớn trên trái đất trở nên không thể sinh sống.”

Virus Corona vừa là một triệu chứng của nền kinh tế toàn cầu hóa đầy khúc mắc vừa là một tín hiệu quan trọng về việc mọi thứ cần thay đổi. Những biện pháp khẩn cấp ngắn hạn nhằm hạn chế virus cũng phần nào có tác động tích cực đối với hệ sinh thái toàn cầu đã bị tàn phá. Khủng hoảng có thể là cơ hội và việc sử dụng một số biện pháp trường kỳ có thể giúp ngăn chặn những viễn cảnh tụt dốc về khí hậu tồi tệ nhất và giúp duy trì những điều kiện sinh sống mà con người vẫn có thể thích nghi được.

1. Minh chứng rằng một tương lai bớt công nghiệp là khả thi.

Giờ đây, một nền kinh tế chậm lại đồng thời cũng là một nền kinh tế phát thải ít carbon hơn. Ở Trung Quốc, virus Corona đã làm chậm tiến trình sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện cho những ngày nghỉ dài hơn và những hạn chế về du lịch; những điều này đã dẫn đến sự phát thải C02 thấp hơn: Lượng phát thải của riêng nước Trung Quốc đã giảm ¼ tương đương với 100 triệu tấn. Sự suy giảm đầu ra đồng nghĩa với có ít các nguyên liệu đang được vận chuyển quanh trên thế giới hơn, và có ít đi những sản phẩm dùng một lần đang được chở đến các bãi thải.

Sự suy giảm mạnh mẽ và mất kiểm soát mà virus Corona gây ra cho các nền kinh tế trên toàn cầu có thể thể tàn phá sinh kế cũng như các điều kiện sống của nhiều người. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể triển khai các biện pháp ứng phó một cách vững chắc hơn, và rèn dũa để xã hội ít phụ thuộc vào những sản phẩm công nghiệp, điều này không chỉ bảo vệ sinh kế mà còn đồng thời tăng phúc lợi cho người dân. Đó là những gì mà những nhà kinh tế hay những chuyên gia về phát triển bên vững gọi là “degrowth – giảm tăng trưởng”; một ‘giai đoạn của sự thu hẹp kinh tế có kế hoạch và cân bằng trong những quốc gia giàu có nhất từ đó đạt tới một trạng thái ổn định và vận hành trong những giới hạn sinh thái của địa cầu.”.

Trong khi virus Corona gây ra một sự suy giảm đột ngột đối với quy mô sản xuất công nghiệp do tình trạng y tế công cộng khẩn cấp, việc sống qua cơn khủng hoảng này có thể giúp những công dân hình dung được, và giúp những người làm chính sách có thể lập kế hoạch được, về việc làm thế nào để sống khác đi để thích ứng với tình trạng khẩn cấp về sinh thái. Giảm các hoạt động kinh tế và sản xuất công nghiệp là một cách để giúp hệ sinh thái toàn cầu được phục hồi.

Hình ảnh vệ tinh từ NASA cho thấy mức ô nhiễm ở Trung Quốc giảm hẳn trong thời gian dịch bệnh vừa qua.

2. Thúc đẩy một sự thu hẹp quy mô lớn đối với nhu cầu về du thuyền hay hàng không.

Bởi hình ảnh chiếc du thuyền Diamond Princess giờ đây được coi là gắn liền với con virus cũng giống như địa danh tỉnh Vũ Hán, nơi cuối cùng mà người ta muốn đặt chân lên là những du thuyền, lượng đặt chỗ của nền công nghiệp du thuyền trị giá 45 tỷ đô la giờ đây đã giảm 40%.

Mỗi ngày một chiếc du thuyền có thể thải ra ô nhiễm tương đương một triệu chiếc ô tô.

Những chiếc du thuyền gây ra ô nhiễm nghiêm trọng ở những hệ sinh thái thân thương và cũng mong manh nhất như biển Bắc, biển Caribe và quần đảo Galapagos. Bằng việc đốt cháy những loại dầu bẩn nhất thế giới (dầu máy), những con thuyền này làm ô nhiều không khí và gây ra bệnh tật cho những cộng đồng ven biển. Carnival Corporation, công ty du thuyền ở Châu Âu có đội tàu lớn nhất thế giới, gây ra ô nhiễm không khí nhiều hơn tất cả những chiếc xe ô tô ở Châu Âu cộng lại.

Cho đến khi những gã khổng lồ này xử lý những tác động của họ, một sự sụt giảm đặt chỗ trong cho ngành gây ô nhiễm tàn ác này có thể là một tín hiệu tốt cho hành tinh.

Tương tự, việc di chuyển của ngành hàng không cũng giảm sút vì virus Corona, sự sụt giảm đầu tiên kể từ 2009 với thiệt hại dự tính vượt quá 29 tỷ đô la doanh thu năm nay. Những nhà vận động từ nhiều năm nay đã kêu gọi giới hạn việc di chuyển qua đường hàng không bằng cách làm nổi bật những tác động to lớn và ngày càng tăng đối với khí hậu của ngành này. Dường như virus Corona đang thúc đẩy việc giảm di chuyển bằng hàng không mà những nhà làm luật và bản thân ngành công nghiệp này không thể làm nổi. Trong bối cảnh khẩn cấp khí hậu và những rung chuyển mang tính chính trị, sự suy giảm những nhu cầu đi lại không cần thiết có thể thúc đẩy sự dịch chuyển nhằm tăng cường nền kinh tế địa phương và giúp chúng ta tránh khỏi những kịch bản khí hậu tụt dốc nguy hiểm nhất.

3. Dịch chuyển sang nền kinh tế địa phương với sức đề kháng mạnh mẽ hơn

Ngày càng có nhiều người trong chúng ta sống ở những thành phố và ăn thức ăn được sản xuất công nghiệp ở bất cứ đâu và được đóng thùng, vận chuyển bằng máy bay hay tàu biển sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Việc sản xuất thức ăn một cách tập trung và di chuyển các tàu hàng với bất cứ khoảng cách nào khiến việc phố biến dịch bệnh ngày một dễ dàng hơn. Hơn thế nữa, sự suy giảm đa dạng sinh học kèm theo sự mở rộng của văn hóa độc canh đã khiến các mầm dịch bệnh phát triển mạnh. Một cú sốc tương tự như virus Corona hay những đợt tăng giá dầu đột biến cho thấy nền kinh tế toàn cầu hóa mà chúng ta đang phụ thuộc vào thực sự bấp bênh như thế nào. Ví dụ, nếu những nguồn cung dầu bị gián đoạn, London có thể cạn kiệt thực phẩm trong vòng vài ngày. Tim Lang, một giáo sư về chính sách thực phẩm nói rằng, “Tất cả đều đang trên đường cao tốc. Chúng ta có một hệ thống thực phẩm dến-vừa-kịp-lúc.”

Những khu vườn cộng đồng, như khu vườn này ở San Francisco, có thể giúp đạt được sự đầy đủ.

Việc đẩy mạnh sản xuất thực phẩm địa phương sẽ cắt giảm phát thải từ nhiên liệu hóa thạch đồng thời giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào dòng chảy phức tạp và bấp bênh của thương mại toàn cầu. Thêm nữa là, nó sẽ giúp chúng ta trở nên hạnh phúc hơn. Những hệ thống kinh tế hiện tại của chúng ta, với việc luôn phải tối đa hóa cả sản xuất lẫn tiêu dùng, đã thất bại trong việc chuyển hóa các lợi ích về kinh tế thành một sự gia tăng về phúc lợi: thay vào đó, nó đã kết nên chiếc bè của những phiền não mới, từ rối loạn ăn uống và béo phì cho tới dịch bệnh trầm cảm và tự sát ở những người trẻ.

Một xã hội bền vững trong tương lai có nghĩa là hầu hết trong chúng ta sẽ làm việc và đi lại ít đi, tham gia nhiều hơn vào những cộng đồng địa phương và sản xuất lương thực ở gần nơi mà chúng ta sống, dành thời gian nhiều hơn cho bạn bè và gia đình – tất cả những thứ này đều giúp tăng hạnh phúc của con người. Helena Norberg-Hodge, giám đốc và nhà sáng lập của tổ chức Local Futures nói:

“Bằng việc dịch chuyển về hướng nền kinh tế địa phương hóa, đạ dạng hóa cao hơn trên toàn thế giới, chúng ta không chỉ giảm rủi ro dịch bệnh tác động tới nguồn cung thực phẩm, mà còn giữ được sự thịnh vượng trong cộng đồng thay vì bị hút ra ngoài bởi các tập đoàn đa quốc gia. Chúng ta sẽ cung cấp sinh kế cho những người đang bị ép ra khỏi thị trường việc làm bởi sự mê muội với việc cơ khí hóa và tập trung hóa sản xuất thực phẩm. Và chúng ta cũng sẽ đẩy lùi khủng hoảng khí hậu, bằng việc giảm nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thứ duy trìbchuỗi cung ứng toàn cầu vận chuyển những sản phẩm độc canh từ nơi này sang nơi khác. Những nền kinh tế sản xuất thực phẩm địa phương là phương án đôi bên cùng có lợi xét từ mọi góc độ.”

4. Chấm dứt việc mua bán động vật hoang dã.

Sự suy giảm một cách tai hại của các loài động vật hoang dã là một hiểm họa lớn đối với sự sinh tồn của loài người tương tự như tình trạng khẩn cấp khí hậu. Sự tuyệt chủng của mỗi loài là một tổn thất không thể thay thế. Vào tháng 1 năm nay, Trung Quốc đã cấm việc buôn bán động vật hoang dã ở khắp các thị trường trên cả nước, bao gồm chợ, siêu thị, nhà hàng và cả các nền tảng thương mại điện tử do sự bùng phát của virus Corona. Ở một tuyên bố chung, cơ quan quản lý thị trường của đất nước này, bộ nông nghiệp và cục lâm nghiệp nói rằng, bất cứ nơi nào nhân giống động vật hoang dã trái phép nên bị phong tỏa, và việc vận chuyển động vật hoang dã trái phép cần bị cấm.

Nhiều người cho rằng, sự bùng nổ của virus Covid 19 có thể bắt đầu từ một chợ buôn bán động vật hoang dã ở Vũ Hán. Tê tê được cho là vật chủ mang mầm bệnh này trước khi virus này nhảy sang người thông qua loài dơi. Tê tê (hay còn gọi là trút) là loài động vật kỳ lạ – loài động vật có vú duy nhất có vảy. Chúng cũng là loài bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới phần lớn để sử dụng tại thị trường dược phẩm truyền thống Trung Quốc. Cũng giống như với sừng tê giác, vảy của Tê tê được cho là có những thành phần biệt dược. Việc cấm buôn bán động vật hoang dã có thể giúp phanh lại sự hành hạ không ngừng nghỉ và vô nghĩa đối với loài vật này và giúp chúng có thể phục hồi từ bờ vực tuyệt chủng.

5. Nhấn mạnh sự đáng sợ của ngành chăn nuôi công nghiệp

Các nông trại công nghiệp, nơi nuôi hàng tỉ cá thể động vật mỗi năm trong những điều kiện bẩn thỉu, chật chội và mất vệ sinh, là những không gian lý tưởng cho các căn bệnh truyền nhiễm phát sinh. Dịch cúm lợn chết chóc vào năm 2009 đã bùng lên từ một trang trại nuôi lợn khổng lồ ở Veracruz, Mexico, nơi hàng trăm con lợn đã chết trong một đợt bùng phát và cuối cùng lây sang người.

Mandy Carter, Quản lý Chiến dịch Cấp cao toàn cầu của tổ chức Compassion in World Farming, cho rằng: “Việc những loài động vật được nuôi tập trung trong những điều kiện chật hẹp, thiếu thốn đã tước đi những tập tính tự nhiên cơ bản nhất của chúng. Xét về số lượng và sự thống khổ mà chúng phải chịu đựng cả đời, chăn nuôi công nghiệp đang là một trong những nguyên nhân lớn nhất của ngược đãi động vật trên hành tinh này. Và nó không chỉ hại cho các loài động vật, mà còn làm tổn thương thế giới tự nhiên và loài người chúng ta.

Chăn nuôi trong lồng là một cơn ác mộng mà chúng ta có thể đặt dấu chấm hết.

Wendy Orent, tác giả của “Dịch hạch: Quá khứ huyền bí và tương lai kinh hoàng của căn bệnh nguy hiểm nhất thế giới.” có viết:

“Nếu chúng ta muốn ngăn chặn sự tiến hóa của những loài virus chết người, chưa từng có, có khả năng thích nghi với con người tốt hơn, những thị trường động vật sống cần phải bị đóng cửa hoàn toàn…cho đến khi ngành chăn nuôi công nghiệp bị loại bỏ, cho đến khi chúng ta thực sự coi trọng logic tất yếu về tiến hóa của bệnh tật. Bằng không thì những căn bệnh mới và chết chóc sẽ tiếp tục trỗi dậy hết lần này cho tới lần khác.”

Những loài được chăn nuôi công nghiệp được nuôi bằng thức ăn trồng trên chính ngôi nhà cuối cùng của những loài động vật hoang dã trên thế giới như rừng rậm Amazon. Chăn nuôi công nghiệp ngày càng được chỉ ra bởi các nhà khoa học, các chuyên gia sức khỏe, các nhà bình luận đạo đức như một hiện trạng bất thường cần được ngăn chặn.

Tương lai sẽ là một mối quan hệ mới với thức ăn và sản xuất nông nghiệp

Lời kết:

Cách tốt nhất để ngăn chặn những cơn đại dịch và tránh được những cơn nguy khốn của loài người mà chúng ta đang thấy không chỉ là tự cách ly, rửa tay hay đeo khẩu trang mà là sự rũ bỏ hoàn toàn những hệ thống kinh tế, thực phẩm và vận chuyển đang hấp hổi của chúng ta đồng thời thay thế chúng bằng các hạ tầng mới trong đó đặt thiên nhiên và hành tinh làm trọng tâm. Một thế giới nơi mà chăn nuôi công nghiệp và buôn bán động vật hoang dã ở ngoài vòng pháp luật, nơi mà tăng trưởng kinh tế không phải theo đuổi bằng mọi giá, nơi mà khả năng tự nuôi sống của chúng ta ngày qua ngày đều nằm trong lòng bàn tay chúng ta hơn là trong tay những tập đoàn đa quốc gia siêu ô nhiễm.

Virus Corona và cuộc khủng hoảng sinh thái là những triệu chứng của một hệ thống toàn cầu đầy bất công và không bền vững. Những bước tiếp theo mà chúng ta cần phải làm để ngăn chặn một loài coronavirus khác phát tán cũng giống như những bước mà chúng ta cần làm để giải quyết sự nguy cấp của hệ sinh thái: sống tập trung vào địa phương hơn, với sự tôn trọng những giới hạn của sinh quyển và những loài động vật hoang dã quý hiếm sống trong nó. Trên tất cả, loài virus này có thể là một tín hiệu quan trọng rằng sức khỏe của loài người không thể được đối xử một cách độc lập với sức khỏe của thiên nhiên; hai điều này gắn bó với nhau một cách mật thiết.

Nền văn minh con người có thể tự bảo vệ khỏi những cú sốc trong tương lai và có khả năng kháng cự tốt hơn bằng việc dịch chuyển theo hướng đồng điệu hơn với thế giới tự nhiên mà nó là một phần. Giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, hồi sinh hệ thống thiên nhiên và chấm dứt việc ngược đãi động vật có hệ thống là những điểm mấu chốt.